GIỚI THIỆU VỀ DU LỊCH HỘI AN


QUẢNG NAM
(Mã vùng 84 - 510)
Diện tích: 10 408 km2
Dân số (2002): 1 420 900 người
Tỉnh lỵ: Thị xã Tam Kỳ

Các huyện: Thị xã Hội An; huyện: Hiên, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nam Giang, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, Trà My.
Dân tộc: Việt (Kinh), Cơ Tu, Xơ Đăng, Mnông, Co (Cor)
Nằm ở giữa miền Trung Việt Nam, phía bắc Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào, phía nam giáp Quảng Ngãi, phía đông giáp biển Đông, ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn.
Quảng Nam có nhiều đồi và núi (chiếm 72% diện tích) với nhiều ngọn núi cao: núi Lum Heo cao 2 045m, núi Tion cao 2 032 m, núi Gole - Lang cao 1855 m (huyện Phước Sơn). Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài hai bên quốc lộ. Quảng Nam có nhiều đặc sản nổi tiếng như chè Phú Thượng, quế Trà My, cói Hội An, đường mía Điện Bàn...
Các con sông lớn đều chảy từ dãy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ.
Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam và Đà Nẵng được tạo lập trên con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chămpa kế thừa và sáng tạo ra nền văn hoá Chămpa. Vương quốc Chămpa đã có hai thời kỳ cực thịnh với những cung điện, đền đài, thành quách uy nghi tráng lệ được xây dựng từ  thế kỷ 1 đến  thế kỷ  9. Năm 1306, vùng đất Quảng  Nam trở thành đất của Đại Việt. Đây là đất sính lễ của vua Chế Mân dâng lên vua Trần Anh Tông khi cưới công chúa Huyền Trân về làm hoàng hậu Vương quốc Chămpa. Năm 1471, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Quảng Nam là tuyên thừa thứ 13 của Đại Việt.
Năm 1570 - 1606 Nguyễn Hoàng (chúa Nguyễn sau này) khi làm lãnh trấn Quảng Nam đã coi Đà Nẵng là cửa ngõ yết hầu miền Thuận Quảng, biến nó thành đất dung nạp những người từ phía Bắc vào khai canh, lập ấp, mở mang sản xuất và dùng thương cảng Hội An khai thông giao lưu với bên ngoài... Năm 1832 được vua Minh Mạng đổi thành Quảng Nam dinh.
Tỉnh Quảng Nam đã được thành lập từ năm 1831, là một tỉnh nông nghiệp. Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông rất tiện lợi.
Phố cổ Hội An (trước đây là cảng Đại Chiêm), một trong những đô thị cổ nhất Đông Nam Á, đến nay vẫn giữ được gần như nguyên vẹn. Cùng với Hội An, quần thể đền tháp ở Mỹ Sơn là hai di sản của Quảng Nam được UNESCO công nhận Di sản Văn hoá thế giới 12/ 1999.
Di tích - Danh thắng: Di sản VHTG Mỹ Sơn; Di sản VHTG Hội An; Địa đạo Kỳ Anh; Di tích Giếng Nhà Nhì; Khu di tích cách mạng; Khu uỷ khu V; Khu di tích Nước Oa; Di tích Núi Thành; Nhà lưu niệm cụ ; Huỳnh Thúc Kháng; Chùa Phước Lâm; Chùa Chúc Thánh; Cầu Nhật Bản (chùa Cầu); Kinh thành Trà Kiệu; Nhà thờ Trà Kiệu; Miếu Quan Công; Tháp Bằng An; Tháp Chiên Đàn; Tháp Khương Mỹ; Bãi tắm Cửa Đại; Bãi tắm Tam Thanh; Bãi Rạng; Cù lao Chàm; Danh thắng Bàn Than; Hòn Kẽm - Đá Dừng; Hồ Phú Ninh; Suối Tiên; Sông Thu Bồn; Làng gốm Thanh Hà; Đúc đồng Phước Kiều.
Lễ hội: Lễ hội Bà Thu Bồn; Lễ hội Long Chu; Lễ hội Cầu Bông; Lễ vía Bà Thiên Hậu; Lễ Nguyên Tiêu; Lễ tế cá Ông; Lễ cúng tổ Minh Hải.

Khu phố cổ Hội An
Vị trí: Thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Ðặc điểm: Với những giá trị nổi trội mạng tính toàn cầu, tại kỳ họp thứ 23 từ ngày 29/11 đến ngày 4/12/1999 ở Marrakesh (Morocco), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Đô thị cổ Hội An là Di sản văn hoá thế giới.
Khu phố cổ Hội An là mẫu hình tồn tiêu biểu về một cảng thị truyền thống Đông Nam Á trong giai đoạn thế kỷ 15 - 16. Cảng thị này có mầm mống sơ khai từ trước Công nguyên với nền văn hoá Sa Huỳnh được tiếp tục phát triển dưới thời Chăm (thế kỷ 2 sau CN - thế kỷ 15) và cực thịnh trong thời Đại Việt, Đại Nam (thế kỷ 15 - thế kỷ 19). Bên cạnh các di tích, di chỉ khảo cổ có niên đại trên 2000 - 3000 năm là một số lượng lớn di tích kiến trúc, chủ yếu làm bằng gỗ, có niên đại phổ biến từ thế kỷ 17 - 19.
Năm 1999, đã có 1360 di tích, danh thắng với nhiều loại hình được thống kê. Đó là những đình, chùa, lăng, miếu, mộ, cầu, giếng, nhà thờ tộc, thánh thất, hội quán, nhà ở ... phân bố theo những trục đường truyền thống nhỏ hẹp, vừa mang đậm sắc thái địa phương Việt Nam, vừa thể hiện rõ sự giao lưu hội nhập văn hoá mạnh mẽ với các nước phương Đông và phương Tây.

Liên tục trong nhiều thế kỷ, những giá trị văn hoá truyền thống của nhân dân Hội An cùng với phong tục tập quán, các sinh hoạt, vui chơi, giải trí, cũng như các món ăn xưa vẫn được 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét